Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Giáo dục di sản văn hóa Huế ở Trường THCS Lý Tự Trọng năm học 2022-2023
Ngày cập nhật 28/02/2023
Giáo dục di sản văn hóa Huế

Đáp ứng đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, tăng cường hoạt động trải nghiệm gắn học tập với thực tiễn, trong các năm học trước, Trường THCS Lý Tự Trọng chủ yếu triển khai phương thức sử dụng di sản trong dạy học ở các môn học Lịch sử, Địa lý, Âm nhạc thông qua việc giáo viên chủ động sưu tầm tư liệu xây dựng bài học, học sinh hào hứng học tập, tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp hay tự khám phá, học tập trải nghiệm tại di sản.

       Nhờ đó, nhà trường đã phát triển kĩ năng tổ chức hoạt động nhóm, kĩ năng điều khiển thảo luận, kĩ năng đặt câu hỏi định hướng cho học sinh. Không những thế, đặc biệt trong năm học 2022-2023, Trường THCS Lý Tự Trọng đón đầu thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU, ngày 01/6/2021 của Thành ủy Huế “về việc tuyên truyền, giáo dục, phát huy giá trị đạo đức, lối sống và phong tục, tập quán Huế đặc sắc gắn với xây dựng nếp sống văn minh đô thị giai đoạn 2021 - 2025 và những năm tiếp theo”, công văn số 1030/PGDĐT-PT ngày 13/09/2022 của Phòng GD&ĐT TP Huế về việc tổ chức các hoạt động “Giáo dục Di sản văn hóa Huế” tại các điểm di tích năm học 2022-2023 để đăng ký với Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế tổ chức đưa học sinh đi, tổ chức quản lý và các hoạt động học tập tại di sản, tổ chức các nhóm học sinh tham quan và thảo luận tìm hiểu di sản.

       Cùng với đó là sự phối hợp với Trường ĐH Ngoại ngữ Huế cử sinh viên tình nguyện, Trường THPT chuyên Quốc Học cho phép HS chuyên Tiếng Anh tham gia giao lưu, gameshow, trao đổi văn hóa, kiến thức, giao tiếp bằng Tiếng Anh với học sinh nhà trường; phối hợp giữa các thầy cô giáo với cán bộ di tích, bảo tàng, cán bộ phụ trách công tác văn hóa trong việc khai thác các điểm di tích, hiện vật, tư liệu, tranh ảnh… của di sản để tổ chức cho học sinh mỗi đợt học tập, tham quan được tắm mình trong dòng chảy lịch sử, văn hóa từ quá khứ đến hiện tại. Mỗi chuyên đề di sản đều có hướng tiếp cận mới, mục đích làm sao chú trọng khích lệ học sinh chủ động khám phá, tìm hiểu thông tin, từ đó ngấm sâu các bài học về di sản một cách tự nhiên và với cách “chạm” vào quá khứ như thế giúp những bài học lịch sử trở nên “mềm mại”, dễ thấm đối với mỗi học sinh tránh tình trạng “cưỡi ngựa xem hoa” bấy lâu nay ở không ít nhà trường. Chỉ có hào hứng thực sự, học sinh đã có thể phát triển kỹ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức, kích thích hứng thú nhận thức, phát triển trí tuệ và nhân cách, ngoài ra, góp phần phát triển một số kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp nhất là bằng Tiếng Anh, kỹ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng, kỹ năng hợp tác, kỹ năng đảm nhận trách nhiệm, kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng quản lí thời gian, kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin,… Việc nhà trường phối hợp với Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế, sinh viên tình nguyện ĐH Ngoại ngữ, học sinh chuyên Anh trường Quốc Học tổ chức những hoạt động tương tác, giao lưu để học sinh được học dưới nhiều hình thức, được thực hành và trải nghiệm một cách đầy hứng thú như nhận và thực hiện phiếu thực hành tự chọn, tham gia trò chơi dân gian gắn với những kiến thức vừa được học, sắm vai các nhân vật trong cung đình, … đã, đang và sẽ làm ngấm dần, gieo mầm tình yêu di sản trong tâm trí mỗi học sinh.

       Song vẫn còn đó những ưu tư có lẽ sau mỗi lần tổ chức cho học sinh trải nghiệm tại di sản: Thầy cô giáo cũng như lãnh đạo nhà trường đều cảm nhận chương trình học ở trường còn nặng, việc sắp xếp thời gian, nguồn lực cho hoạt động ngoại khóa còn khó khăn nên các mô hình hợp tác giáo dục di sản chưa “thông thoáng” được. Nhiều vị phụ huynh và con em xuýt xoa: Tại sao ở không ít điểm đến chưa có nhiều dịch vụ, sản phẩm lưu niệm giàu bản sắc để lựa chọn, phục vụ nhu cầu của đối tượng tham gia trải nghiệm và nên chăng chính học sinh Thừa Thiên Huế khởi nghiệp với đôi bàn tay vàng, khối óc kim cương để làm ra chuỗi cung ứng hàng lưu niệm, tác phẩm nghệ thuật, là những diễn viên tài năng nhí có thể tham gia tái hiện lịch sử bằng sân khấu hóa, phục hồi các nghi thức trong cung đình liên quan lứa tuổi của các em hay nghiên cứu, sáng tạo khoa học kỹ thuật để làm ra các phầm mềm, sản phẩm trí tuệ “make in Vietnam” trở thành tiện ích ứng dụng cho khách du lịch và hướng dẫn viên, các nhà quản lý di tích.

 

Một số hình ảnh của những đợt tham quan, trải nghiệm giáo dục di sản Huế của thầy cô giáo và học sinh nhà trường vào ngày 11/11/2022 (khối 6) và 16/02/2023 (khối9) trường THCS Lý Tự Trọng (Phường Phú Hậu)

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 644.780
Truy cập hiện tại 251